Làm Sao Để Kéo Dài Tuổi Thọ Cho Bàn Cầu?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo hữu ích để kéo dài tuổi thọ cho bàn cầu. Giúp thiết bị vệ sinh nhà bạn có thể hoạt động bền bỉ mà vẫn đảm bảo công năng và thẩm mỹ.

Bàn cầu hay còn gọi là bồn cầu – thiết bị vệ sinh quan trọng, không thể thiếu trong các gia đình hiện đại. Cũng như con người, bàn cầu cũng có tuổi thọ nhất định. Tuy nhiên, thật khó để xác định một chiếc bồn cầu có tuổi thọ bao nhiêu bởi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bồn cầu như: Môi trường, độ ẩm, thương hiệu, chất liệu, cách dùng… Vẫn biết bồn cầu nhà bạn cũng sẽ đến lúc phải “ra đi” nhưng nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng cho đến khi bạn cần thay mới chiếc khác.

Thường xuyên làm sạch bình chứa nước bàn cầu

Bình chứa nước là bộ phần thường bị các bà nội trợ bỏ qua khi làm vệ sinh bàn cầu. Tuy nhiên, bình chứa nước chính là bộ phận tiếp xúc nhiều với cặn silica, vôi hóa nhất. Theo thời gian sử dụng, cặn silica sẽ tích tụ và lắng dưới đáy bình chứa, gây ố vàng và ảnh hưởng đến hoạt động “nhấn xả” bồn cầu. Để làm sạch các mảng bám, cặn bẩn đọng lại trong bình chứa bạn có thể dùng giấm trắng và baking soda kết hợp với nhau.

Lam sao de keo dai tuoi tho cho ban cau 1

Vệ sinh bình chứa nước thường xuyên

Cách thực hiện như sau: Trước tiên, bạn mở nắp bình rồi đổ giấm cùng bột baking soda vào trong bình. Cần lưu ý đảm bảo mức nước không cao hơn phao nổi trong bồn. Sau đó ngâm hỗn hợp khoảng 5 – 7 phút để axit trong giấm thấm vào lớp men làm bong tróc cặn bẩn. Nhấn xả 1 – 2 lần để lớp cặn bẩn đã bong ra trước đó trôi sạch theo nước. Trường hợp, nếu trên thành bình vẫn còn đọng lại chút mảng bám bạn có thể thêm xà phòng rồi dùng bàn chải cọ rửa chúng. Mở lại van nước rồi nhấn xả một lần cuối, bạn sẽ thấy bình chứa đã sạch hoàn toàn. Nếu nơi bạn sống sử dụng nước cứng, hãy dùng muối tái sinh để ngăn sự tích tụ cặn vôi hóa trong bình chứa.

Không bỏ đồ ăn thừa, xương, tăm xỉa và các đồ cứng khác vào bàn cầu

Nhiều gia đình thường có thói quen đổ thức ăn thừa, xương, tăm và nhiều đồ cứng khác vào bàn cầu. Tuy nhiên, những việc làm này dễ dẫn đến tắc ngẹt bồn cầu. Cơ chế xả của bồn cầu chỉ giúp lấy đi những chất thải mềm còn những vật cứng thì quá trình này sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đặc biệt, với những chiếc bồn cầu đã cũ nếu cứ vô tư vứt bỏ mọi thứ vào thì trước sau gì bồn cầu nhà bạn sẽ gặp vấn đề. Vậy nên, nếu muốn bồn cầu nhà bạn luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, hãy nhắc nhở các thành viên bỏ ngay thói quen vứt mọi thứ vào bồn cầu đi nhé.

lam sao de keo dai tuoi tho cho ban cau 5

Đừng coi bàn cầu như một chiếc thùng rác

Hạn chế dùng hóa chất để tẩy rửa bàn cầu

Việc lạm dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm ảnh hưởng đến lớp men và tuổi thọ sử dụng của bàn cầu. Thay vì dùng hóa chất bạn có thể làm sạch bồn cầu bằng các nguyên liệu có sẵn trong bếp như: giấm, chanh hay baking soda. Bạn có thể trộn giấm cùng baking soda rồi đổ trực tiếp vào bồn cầu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 30 phút sau đó dùng cọ để chà sạch sẽ và nhấn xả. Không chỉ giúp làm sạch lớp ố vàng cứng đầu trên thành bồn cầu, hỗn hợp baking soda và giấm còn giữ cho lớp men bồn cầu luôn sáng bóng như mới.

lam sao de keo dai tuoi tho cho ban cau 2

Làm sạch bồn cầu với baking soda

Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng bàn cầu

Bên cạnh việc thường xuyên lau chùi, cọ rửa để giữ cho bàn cầu được thơm tho, sạch sẽ thì việc bảo dưỡng cũng quan trọng không kém. Công việc này sẽ giúp bạn nắm được các bộ phận của bồn cầu liệu có đang vận hành tốt không? Giúp bạn tránh được những tình huống bất ngờ trong quá trình sử dụng. Phần lớn các bồn cầu trên thị trường hiện nay có cấu tạo khá đơn giản, do đó việc bảo trì cũng dễ dàng hơn. Tiêu biểu như bàn cầu 1 khối Drator, nhờ cấu tạo chắc chắn, dễ tháo rời và lắp đặt, bạn có thể tự mình bảo trì sản phẩm mà không cần sự hỗ trợ của thợ kĩ thuật.

lam sao de keo dai tuoi tho cho ban cau 3

Bảo dưỡng bồn cầu

Không riêng gì bàn cầu, mọi thiết bị vệ sinh sẽ được kéo dài tuổi thọ nếu gia đình bạn cẩn thận trong quá trình sử dụng. Hãy áp dụng những bí quyết trên để chăm sóc chiếc bồn cầu tốt hơn nhé.

 

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0
Back Top